[Trọn gói] Báo giá lưới an toàn ban công trường học năm 2024

Lắp đặt Lưới an toàn ban công trường học là biện pháp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ nhỏ, học sinh an tâm vui chơi, học tập tại ngôi trường thân yêu của mình. Vậy Lưới an toàn ban công có những loại nào? Báo giá lắp đặt lưới an toàn ban công trường  học là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Các loại Lưới bảo vệ an toàn ban công tốt nhất hiện nay 

Trên thị trường hiện nay có 2 loại lưới tốt nhất và được lắp đặt nhiều nhất là Lưới inox trần sus 304 và lưới inox bọc nhựa

  • Lưới inox trần sus 304

+ Lưới được tạo thành từ các sợi cáp  inox xoắn bền chặt với nhau, chịu được lực tác động cao

+ Đường kính: lõi inox 3mm

+ Độ bền: trên 15 năm

Dây cáp inox trần sus 304
Dây cáp inox trần sus 304
  • Lưới inox bọc nhựa 

+ Lưới được tạo thành từ các sợi cáp nhỏ inox xoắn bền chặt với nhau, bên ngoài được bọc thêm 1 lớp vỏ nhựa dẻo HDPE giúp tăng tính thẩm mỹ cho sợi cáp

+ Đường kính: gồm có lưới 2,5mm và 3,0mm

+ Độ bền: 7-10 năm

Lưới inox boc nhựa Hòa Phát
Lưới inox boc nhựa Hòa Phát

Báo giá lắp đặt trọn gói Lưới an toàn ban công trường học năm 2024 

Chi phí lắp đặt lưới an toàn ban công năm 2024 được tính theo diện tích m2 thi công:

  • Đối với lưới inox bọc nhựa

Dưới 50m2: 130.000đ/m2 

Trên 50m2: 110.000đ/m2 

  • Đối với lưới inox trần sus 304

Dưới 50m2: 250.000đ/m2

Trên 50m2: 230.000đ/m2

Lưu ý:

  • Đơn giá trên đã bao gồm công lắp đặt trọn gói
  • Bảo hành 5 năm
  • Miễn phí 1 đường kẹp chì ngang

Ưu điểm khi lắp đặt Lưới an toàn ban công so với các biện pháp rào chắn ban công khác

Trên thực tế đã có rất nhiều vụ tai nạn trẻ nhỏ rơi ngã từ ban công các tòa chung cư cao tầng ngã xuống đất dẫn đến tử vong, để lại rất nhiều nỗi đau cho các gia đình. Bới phụ huynh không thể theo dõi con 24/24h được, trong khi các bé lại rất hiếu động, tò mò, thích leo trèo và khám phá nên chỉ sơ xuất một chút cũng có thể dẫn đến những tai nạn không mong muốn. Do vậy lắp đặt Lưới an toàn ban công cho trường học, trường mầm non là biện pháp nên bắt buộc phải làm để tránh những tai nạn đau lòng.

Như vậy với việc lắp đặt Lưới an toàn ban công mang đến hiệu quả và ưu điểm như:

  • Giá thành rẻ: So với các biện pháp như hàn khung sắt, inox thì Lưới an toàn có giá thành lắp đặt rẻ hơn 4-5 lần so với các biện pháp khác mà hiệu quả bảo vệ vẫn tuyệt đối
  • Bảo vệ an toàn cho học sinh, giáo viên học tập, vui chơi: Lưới chắn an toàn ngăn chặn nguy cơ rơi từ ban công và giúp tránh các thương tích đáng tiếc. Nó tạo nên hàng rào chắn chắc chắn ngăn chặn sự leo trèo lên ban công, với khoảng cách 5cm/sợi cáp thì các bé không thể nào vạch ra được
  • Tính thẩm mỹ cao: Ban công là nơi các bạn học sinh vui chơi, di chuyển đi lại và ngắm nhìn các không gian xung quanh. Với đường kính sợi lưới là 3mm khi lắp đặt lên không làm giảm đi tầm nhìn của các bé mà vẫn đảm bảo độ thông thoáng cho ban công. 
  • Tạo không gian sống an lành và thoải mái: Lưới an toàn ban công cho phép bạn tận hưởng không gian sống ngoại thất mà không lo ngại về sự rơi hay nguy hiểm. Bạn có thể thư giãn, trồng cây, hoặc tận hưởng không gian ban công mà không cảm thấy bị hạn chế.
Lưới an toàn ban công trường học
Lưới an toàn ban công trường học ngăn chặn các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra với các bé

 

Lắp đặt Lưới an toàn ban công trường học
Lắp đặt Lưới an toàn ban công trường học

Những câu hỏi thường gặp khi lắp đặt Lưới an toàn ban công trường học

Trong quá trình lắp đặt và sử dụng Lưới an toàn ban công sẽ phát sinh nhiều trường hợp và câu hỏi liên quan, dưới đây là những câu hỏi thường gặp giúp cung cấp thêm thông tin hữu ích cho người dùng tham khảo

1.Sự khác nhau giữa Lưới inox bọc nhựa và lưới inox trần là gì?

Sự khác nhau rõ nhất giữa lưới inox bọc nhựa và inox trần là về lớp vỏ và về độ dày lõi cáp bằng inox:

  • Về vỏ bọc: lưới inox bọc nhựa được bọc 1 lớp nhựa dẻo HDPE để tăng tính thẩm mỹ còn lưới inox trần thì không bọc gì.
  • Về lõi cáp inox : với lưới inox bọc nhựa thì độ dày lõi cáp là 1,5mm bọc lớp vỏ nhựa lên thành 3mm, còn lưới inox trần không bọc gì nên độ dày lõi cáp bằng 3mm. Như vậy có thể thấy thành phần cáp inox trần rất dày dặn và chắc chắn.
Lưới an toàn ban công inox trần và inox bọc nhựa
Lưới an toàn ban công inox trần và inox bọc nhựa

2. Lưới an toàn ban công loại nào tốt nhất?

Loại lưới an toàn ban công tốt nhất hiện nay là lưới inox trần do được làm nguyên chất bằng inox sus 304 nên có độ bền cao, tuổi thọ dài trên 15 năm, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu, khi lắp đặt ngoài trời cũng không bi oxy hóa hay han gỉ nên rất thích hợp lắp đặt ngoài ban công

3. Khung lưới an toàn ban công trường học có cấu tạo thế nào?

Khung lưới an toàn ban công trường học được tạo thành từ các thanh nẹp nhôm chuyên dụng có hình chữ L, bề mặt được sơn 1 lớp sơn tĩnh điện chống oxy hóa. Phía trên thanh nhôm có sẵn các lỗ để bắt vít sắt cố định và hệ thống bu-lông để siết cáp. Nó có thể được lắp vào sàn ban công hoặc thành ban công.

Khung lưới an toàn ban công trường học
Khung lưới an toàn ban công trường học

4. Làm thế nào để trẻ nhỏ không thể vạch lưới an toàn ban công ra được?

Khi lắp đặt chỉ cần báo thợ lắp thêm đường kẹp chì ngang thì sợi lưới đã được khóa cả dọc và ngang đảm bảo trẻ nhỏ không thể vạch ra được.

Cách kẹp chì lưới an toàn
Kẹp chì lưới an toàn tăng độ an toàn bảo vệ trẻ nhỏ

5. Nhược điểm của Lưới an toàn ban công là gì?

Thứ nhất, Lưới inox bọc nhựa sau vài năm sử dụng lớp vỏ nhựa chịu tác động bởi mưa nắng có thể bị lão hóa và vỡ vỏ chỉ còn lại lớp lõi cáp. Và khi lắp đặt lưới an toàn thì không gian chắc chắn sẽ không được thoáng như không lắp đặt gì

Thứ hai, Lưới an toàn không chắc chắn như hàn khung bằng sắt hay inox, tuy nhiên nó lại phá bỏ được khi có hỏa hoạn xảy ra hay tình huống khẩn cấp

6. Lưới an toàn dùng lâu có bị trùng không?

Do lưới được kéo căng từ khi lắp đặt nên về lâu dài dưới tác động của lực kéo, sợi cáp sẽ bị dãn ra gây hiện tượng trùng lưới.

7. Cách căng lại lưới khi bị trùng

Lưới chắn an toàn cầu thang được lắp đặt bằng việc bắt cố định 2 đầu sợi dây cáp vào chốt giữ trên thanh nẹp nhôm định hình. Đầu cáp trên dưới sẽ được vòng vào đầu vít, sau đó được siết chặt bằng các bu lông, các công cụ kẹp chuyên dụng trong lắp cáp, 

Với kiểu này khi dây cáp bị trùng, bạn phải tháo kẹp cố định ra để căng lại dây cáp, sau đó dùng kẹp chuyên dụng kẹp lại.