Nhiều gia đình có băn khoăn về việc lắp đặt lưới an toàn, đặc biệt là với những hộ gia đình đang sống tại các chung cư tầng cao có con nhỏ. Cùng nghe review của chị Tuyết Minh, người đã có kinh nghiệm sử dụng lưới an toàn cho căn hộ của mình ở tầng 22 suốt 5 năm để sớm đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Sống ở căn hộ cao tầng, suýt xảy ra chuyện lớn vì không có lưới an toàn
Sống tại Hà Nội, gia đình chị Cao Tuyết Minh ở trong một căn hộ trên tầng 22, cách mặt đất khoảng 100m. Theo chị Minh, ở trên cao có cái thích là tầm nhìn toàn cảnh ra thành phố thoáng đãng, không khí trong lành hơn. Nhưng nhà có con nhỏ, cả hai vợ chồng cũng lo lắng chuyện an toàn.
Hôm đầu tiên dọn về nhà mới, cả gia đình được phen hú hồn. Bé nhà chị lúc đó khoảng 4-5 tuổi, về nhà mới thích quá, chạy lăng xăng khắp nơi. Bẵng đi một lúc, cả nhà không tìm thấy bé đâu. Gọi mãi thì mới phát hiện ra bé đã chui ra khỏi rèm cửa phòng con.
Hóa ra là do quá thích thú, bé đã trèo ra thành ghế, chui ra sau rèm để nhìn rõ hơn cảnh đường phố lung linh bên dưới qua ô cửa sổ. Dù gia đình đã cẩn thận lắp lưới an toàn nhưng vẫn cảm thấy đứng tim vì chèo lên thành ghế là bé cao đúng tầm cửa sổ mở chữ A.
Từ đó, chị Minh thấy việc lắp lưới an toàn là cực kỳ cần thiết, nhất là với những gia đình sống tại các căn hộ tầng cao có trẻ nhỏ.
Review thêm những thông tin cần biết về lưới an toàn
Cấu tạo của lưới an toàn
Lưới an toàn được làm từ sợi cáp inox bọc nhựa bên ngoài nên không bị gỉ và cũng rất bền. Như nhà chị Minh dùng đã 5 năm rồi chưa thấy đứt. Một số sản phẩm lưới an toàn còn có thêm phần bọc có cả hạt chống UV để tăng độ bền khỏi ánh nắng. Thanh nhôm để cố định các sợi cáp, được lắp cố định trên và dưới. Các sợi cáp sẽ được căng thẳng băng và vít chặt vào 2 thanh này.
Không gian và tầm nhìn sau khi lắp lưới an toàn
Về phần nhìn, chị Minh cảm nhận sau khi lắp lưới đúng là không thích lắm khi lắp lưới bảo vệ ban công vì khoảng ban công vốn đã chật hẹp giờ lại trông hơi vướng. Nhưng được an ủi một chút là vẫn chưa xấu bằng view dây điện trong thành phố. Nếu sống lâu dần, cũng sẽ quen mắt rất nhanh.
Nếu bạn thích chụp ảnh trời xanh mây trắng, phố phường lung linh thì phải đành chịu khó đưa ống kính ra ngoài lưới, đeo sẵn dây vào cổ để khỏi rơi. Còn chụp bằng máy ảnh thì phải lựa, nếu chụp cả loggia thì xác định là vào hình.
Tuy nhiên, chị Tuyết Minh vẫn thấy khá thoải mái do loggia nhà chị vẫn đẹp vì cây cối hoa lá và ngay từ đầu chị cũng đã xác định là ưu tiên sự an toàn của các con.
Một điểm khá hay đó là mọi người cũng có thể tận dụng lưới để trồng cây dây leo, mấy cây như sử quân tử, mai hoàng yến… để trông loggia thêm phần lãng mạn hẳn.
Lưu ý khi lắp đặt lưới an toàn
Nên lắp trước khi về nhà mới vì đây là khoảng thời gian các bạn nhỏ sẽ rất tò mò, thích khám phá và khó lường trước được.
Nhiều nhà để tiết kiệm tiền lưới nên gắn trực tiếp các thanh nhôm vào lan can hoặc khung cửa sổ. Theo chị Tuyết Minh thì không nên làm thế, vì như vậy là phá mất lớp sơn tĩnh điện, lan can càng dễ bị ô xy hoá, gỉ sét. Lâu ngày sẽ gây mất thẩm mỹ và tốn kém cho việc sơn sửa, thay thế. Nhà chị Minh đã sử dụng cách bắt hết xuống sàn và trần, riêng cửa sổ thì bắt luôn vào tường.
Giá cả lắp lưới an toàn
Trên thị trường lưới an toàn có giá dao động trong khoảng từ 140.000- 200.000 đồng tuỳ theo đường kính sợi inox (2.5mm hay 3mm) và theo diện tích lắp đặt. Các loại lưới cầu thang, lưới sân thượng cũng có nhiều mức giá khác nhau.
Như vậy, với những review về lưới an toàn của chị Minh Tuyết thì chúng ta có thể thấy lưới an toàn là thật sự cần thiết với các gia đình có con nhỏ sống tại chung cư. Đây là biện pháp bắt buộc nên có để bảo vệ sự an toàn cho các con của mình.