[ Báo giá] Lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa

Chúng tôi chuyên thi công, lắp đặt các loại lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa tại các khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn cao như ban công, cầu thang trường học. Đây là biện pháp giúp giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn có thể xảy ra với bất kì học sinh nào ở bất cứ ngôi trường nào nếu không có những biện pháp bảo vệ an toàn .

Lắp đặt lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa
Lắp đặt lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa

Tại sao cần phải lắp đặt lưới an toàn trường học?

Ngày 7/11/2021 một nam học sinh học lớp 10 trường THPT Quỳnh Côi ( huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) đã tử vong sau khi ngã từ lan can tầng 3 xuống đất. Nguyên nhân là do em học sinh này ngồi trên lan can bằng inox trên tầng 3 và tay sử dụng điện thoại, không may đã bị ngã xuống đất. Vụ tai nạn khiến nam sinh này bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện.

Đó là một vụ tai nạn đáng tiếc cảnh báo sự an toàn tại trường học đối với tất cả học sinh. Những sự cố tai nạn này thường không bao giờ lường trước được và xảy ra bất ngờ. Do vậy, việc chủ động sử dụng các biện pháp lắp đặt Lưới an toàn hay làm rào chắn tại những khu vực tiềm ẩn nhiều tai nạn rủi ro như cầu thang, cửa sổ cần được tất cả các trường quan tâm và ưu tiên thực hiện sớm nhất có thể.

Lưới an toàn ban công trường học giúp bảo vệ các bé mỗi giờ ra chơi
Lưới an toàn ban công trường học giúp bảo vệ các bé mỗi giờ ra chơi

Chúng ta đều từng trải qua thời học sinh nên có thể hiểu được những sự tinh nghịch, hiếu động, tò mò, thích khám phá và đôi khi là thích thể hiện của lứa tuổi học sinh là như thế nào. Các bé chưa thể nhận thức hết được những hành động hay việc làm tại những khu vực nào có thể gây nguy hiểm cho các em. Có thể bố mẹ có dặn dò ở nhà nhưng với cái tuổi ham chơi thì không phải lúc nào các bé cũng nhớ được. Thầy cô thì không thể kiểm soát hoạt động vui chơi của các con ở ngoài giải lao. Vì vậy tốt nhất các trường hãy chủ động lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn cho học sinh tại các khu vực ban công. cầu thang nơi mà dễ xảy ra những vụ tai nạn với các con.

Cấu tạo của lưới an toàn trường học

Lưới an toàn có cấu tạo khá đơn giản, gồm: Sợi cáp lưới bọc nhựa được gắn trên các thanh nẹp nhôm định hình. Trong đó:

  • Lưới Cáp inox bọc nhựa: được làm từ inox xoắn chặt với nhau, bọc nhựa HDPE bên ngoài nên rất thân thiện với môi trường. Cáp inox bọc nhựa này còn có tác dụng làm giảm tính sát thương về con số 0. Đảm bảo khi không may va chạm với lưới an toàn bạn hoàn toàn yên tâm vì sẽ không bị chầy xước. Sợi lưới này có 2 loại là lưới dày 2,5mm và 3mm. Tuy nhiên, mỗi sợi lưới có thể chịu lực lên đến 950N theo tiêu chuẩn ISO1806, khoảng cách mỗi sợi lưới là 5cm nên khả năng giữ an toàn là tương đối lớn cho cả con người,đồ vật và thú cưng. Ngoài ra lớp vỏ bọc này còn chứa một hàm lượng nhất định hạt chống nắng UV nên có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, luôn bao rveej và duy trì độ bền về lực của cáp inox.
  • Thanh nhôm định hình: có cấu tạo chữ L, một mặt khoan lỗ để bắt vít nở sắt khi thi công, một mặt được dập vít nở sắt có vòng nhựa đen gọi là bu lông. Thanh nhôm được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, chuyên dụng, bề mặt phủ một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh lau chùi. Khi tiến hành lắp đặt lưới an toàn chung cư, thanh nhôm sẽ được gắn cố định phía trên – dưới ( hoặc trái – phải) sau đó mới tiến hành lần lượt luồn các sợi cáp qua các bu-lông.
Cấu tạo lưới cáp an toàn
Cấu tạo lưới cáp an toàn

Độ an toàn của lưới an toàn ban công, cầu thang trường học

Lưới an toàn được làm bằng inox, bọc ngoài bằng lớp nhựa PS, được thiết kế gắn chặt vào các thanh nẹp nhôm chuyên dụng cách đều nhau khoảng 5 cm, vừa có tác dụng chịu lực vừa đóng vai trò là một tấm lưới an toàn che chắn không để người rơi khỏi ban công, cầu thang, giúp loại bỏ xảy ra sự cố. Lớp vỏ bọc PS giúp cách điện và tạo sự mềm dẻo cho sợi cáp, tránh gây xây xát khi xảy ra va chạm, do đó đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

Hơn nữa hiện nay, rất nhiều gia đình và trường học sử dụng các cầu thang bộ hoặc cầu thang trơn có thanh chắn rất thưa, rất dễ gây ra các tai nạn về độ cao. Trẻ em thường có xu hướng hiếu động, tò mò nên thường bị rơi ngã hoặc mắc kẹt ở thanh chắn cầu thang đặc biệt nguy hiểm. Chính thì thế, rất nhiều gia đình và trường mầm non lựa chọn lắp đặt lưới an toàn bảo vệ cầu thang cho trẻ.

Sau đây là một vài lý do cho việc nên lắp đặt lưới an toàn trường học:

  • Lưới an toàn bảo vệ người và vật nuôi khỏi những tai nạn cầu thang đáng tiếc. Do đó, thích hợp với nhà có trẻ nhỏ, người già hoặc vật nuôi trong nhà. Đặc biệt là trong các trường học mầm non, lưới an toàn giúp bảo vệ trẻ em tuyệt đối khỏi tai nạn đáng tiếc xảy ra.
  • Sản phẩm không gỉ sét, dễ dàng lau chùi, vệ sinh Không chiếm nhiều diện tích không gian, tạo sự thông thoáng cho ngôi nhà
  • Sợi cáp inox bọc nhựa PS như tấm lưới vô hình, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cầu thang
  • Chi phí lắp đặt rẻ, phù hợp với kinh phí của các trường, và việc lắp đặt lưới an toàn để bảo vệ sự an toàn cho các con thì hầu hết đều được các bậc phụ huynh ủng hộ làm.
Lưới chắn cầu thang trường học
Lưới chắn cầu thang trường học
Lắp đặt lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa
Lắp đặt lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa
Lưới an toàn ban công trường học
Lưới an toàn ban công trường học
Lưới an toàn trường học giúp học sinh có những giây phút vui chơi an toàn hơn
Lưới an toàn trường học giúp học sinh có những giây phút vui chơi an toàn hơn

Báo giá lắp đặt lưới an toàn trường học tại Thanh Hóa

Lưới an toàn được lắp đặt tính theo diện tích m2 lắp đặt và chất liệu lưới, với chi phí dao động từ 110.000đ/m2 – 140.000đ/m2 đã bao gồm công lắp đặt. Trong đó:

Lưới an toàn ban công trường học tại Thanh Hóa

Chi phí lắp đặt lưới an toàn ban công được tính như sau:

Dưới 200m2 giá là 140.000đ/m2 loại lưới 3mm

Trên 200m2 giá là 120.000đ/m2 loại lưới 3mm

Chi phí đã bao gồm công lắp đặt, bảo hành 5 năm

Lưới an toàn cầu thang trường học tại Thanh Hóa

Lưới an toàn cầu thang được tính như sau:

Dưới 30m2: 130.000đ/m2 lưới 2,5mm     140.000đ/m2 lưới 3mm

Trên 30m2: 110.000đ/m2 lưới 2,5mm      120.000đ/m2 lưới 3mm

Các đường kẹp chì được lắp đặt miễn phí

Đơn giá đã bao gồm công lắp đặt, bảo hành 5 năm

Vậy quý khách đang có nhu cầu lắp đặt lưới an toàn cho trường mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và lắp đặt nhanh nhất.

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline : 0523 78 2222 – 0979 680 195

Website: https://dichvutannha.org/

Facebook: https://www.facebook.com/capcauthang

Email: [email protected]

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24– KHÔNG NGẠI XA

CƠ SỞ 1 HN: Số 299 Nguyễn Xiển- Thanh Xuân- Hà Nội

CƠ SỞ 2 HN: 146 Mễ Trì Thượng – Từ Liêm

CƠ SỞ 1 HCM: 20 – Đường 2 – Trường Thọ – Thủ Đức

CƠ SỞ 2 TPHCM: 458/26 – Huỳnh Tấn Phát – HCM

CƠ SỞ  TP Hải Phòng : 85 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hải Phòng

CƠ SỞ TP Thanh Hóa: 3B Ngọc Lan- Ngọc Trạo- TP Thanh Hóa

  • Ngoài ra chúng tôi vẫn cung cấp, bán các vật tư lưới an toàn cho khách hàng có nhu cầu mua về tự lắp đặt cho gia đình

Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn ban công tại nhà

Dụng cụ chuẩn bị:

Máy khoan bê tông, máy bắn vít, máy cắt tay, vít nở, thang nhôm, dây đai an toàn, lưới an toàn, thanh nẹp nhôm

Các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành đo kích thước ban công và cắt thanh nẹp nhôm theo kích thước cần lắp đặt, sau đó tiến hành khoan bê tông và gia cố thanh nhôm bằng vít nở sắt loại 6mm

Bước 2: Nguyên tắc cắt thanh nhôm định hình theo nguyên tắc ngược nhau về mắt ( thanh nhôm đã dập sẵn vít nở sắt có vòng nhựa màu đen) nếu để mắt lẻ bên trên thì bên dưới 2 mắt liền nhau phải là chẵn và ngược lại nếu bên trên là mắt đôi thì bên dưới là mắt đơn.

Bước 3: Tiến hành đi dây cáp qua các bu lông: Trước hết bạn phải cố định một đầu dây phía bên trái. Sau đó bạn luồn dây qua các ốc vít nằm gần nhau. Cứ như vậy tiếp tục đi lên xuống cho tới khi hết số lượng ốc vít tương ứng với diện tích phần lắp đặt.

Bước 4: Kiểm tra độ căng của dây cáp: Bạn phải tiến hành căng từng dây cáp, trước hết phải cố định một đầu dây sau đó cố định đầu còn lại bằng 3 con vít. Chú ý khi căng ốc thứ 3 đến thứ 4 bạn chỉ nên dùng lực vừa đủ và từ từ. Bởi nếu dùng lực quá mạnh, thanh định hình có thể bị bật ra tại các điểm cố định,

Bước tiếp theo là xoáy ốc 2 và 3 ở bên dưới, đồng thời phải nới ốc số 4 ra. Tiếp tục siết 2 con ốc số 8 tính từ con ốc vừa siết chặt lại. Tiếp theo, siết ốc số 4 và 5 rồi sau đó nới ốc số 8 ra. Cứ như vậy, bạn tiến hành tương tự cho đến khi siết hết toàn bộ ốc

Bước 5: Lắp thanh ốp che bên ngoài: Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện công việc lắp đặt lưới an toàn ban công tại nhà. Bạn tiến hành lắp thanh ốp che bên ngoài vào các điểm tiếp nối giữa dây cáp ngang và dây cáp dọc..

Một lưu ý nữa là khi lắp lưới an toàn ban công, nếu ban công có chiều cao trên 1,5m thì bạn nên làm 1 đường kẹp ngang và sử dụng kẹp chì để cố định sợi cáp, giữ sợi cáp có độ chắc chắn cao nhất.

Khi mới nhìn bạn có thể thấy phức tạp nhưng khi tiến hành lắp đặt cũng khá đơn giản. Thời gian lắp đặt nhanh chóng với khoảng 1 tiếng đồng hồ cho 4-5m2 lưới.