Lưới an toàn ban công là một sản phẩm được cấu tạo đơn giản với tác dụng bảo đảm sự an toàn tuyệt đối cho mọi người ở những nơi tiềm ẩn nguy hiểm như nơi có ban công cao, nhất là đối với trẻ nhỏ chưa nhận thức được sự nguy hiểm rình rập. Ngoài ra loại lưới này còn có khả năng phòng chống trộm xâm nhập vào nhà rất hiệu quả. Mỗi không gian ban công , mỗi vị trí lắp đặt cần một loại lưới khác nhau. Do đó để có thể lắp đặt được thì các bạn hãy tham khảo cách lắp lưới an toàn ban công sau đây để phù hợp với mục đích và không gian của chính gia đình mình.
Tại sao nên lắp lưới an toàn?
Với những gia đình sống nhà cao tầng, nhưng căn hộ chung cư, ban công tuy có lan can nhưng thường thấp. Với những bé nhỏ hiếu động, chúng có thể vui chơi, đùa nghịch ngoài ban công, bắc ghế lên lan can chơi rất nguy hiểm. Vì vậy lắp lưới an toàn là việc làm cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Lưới an toàn được cấu tạo là những sợi cáp inox bọc nhựa, với khoảng cách giữa các sợi cáp khoảng 5cm -10cm/sợi, có khả năng chịu lực tương đối lớn. Với thiết kế bọc nhựa bên ngoài nếu chẳng may va đập vào cũng sẽ không bị rơi ra ngoài và không gây tổn thương, đảm bảo an toàn.
So với những biện pháp bảo vệ ban công trước đây thì chi phí lắp đặt lưới an ban công không hề đắt, thậm chí còn rẻ, tiết kiệm hơn. Lưới an toàn ban công lắp đặt nhanh, gọn và rất dễ dàng mà không ảnh hưởng tới thiết kế ngôi nhà.
Với tính cơ động của lưới an toàn, khi cần thiết như hỏa hoạn hay những tình huống khẩn cấp khác, chúng ta có thể cắt cáp để thoát ra ngoài dễ dàng bằng kìm chuyên dụng. Giúp cho quá trình cứu hộ trở nên nhanh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều là các khung sắt như trước đây nhiều nhà hay sử dụng.
Cách lựa chọn lưới an toàn ban công
Ban công là nơi tạo sự thông thoáng cho căn nhà, giúp tươi sáng vào ban ngày, mát mẻ vào buổi đêm. Đây còn là nơi lí tưởng để kê một bộ bàn ghế, đặt vài chậu hoa tạo nên tính thẩm mỹ hơn.
Lưới an toàn ban công được tạo nên từ những sợi cáp inox có thể chịu lực lên tới 950N và bọc nhựa PE theo công nghệ hiện đại, đảm bảo khả năng chống gỉ sét và chống ăn mòn rất cao. Hơn nữa, loại lưới này không làm cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng đến mỹ quan của ban công, tạo độ thoáng mát cho căn nhà. Dưới đây là một số gợi ý về yếu tố chọn lưới các bạn có thể lựa chọn để phù hợp với không gian nhà của mình:
Chọn theo chất liệu:
Về cơ bản là các loại lưới luôn được làm bằng inox, thanh gắn được cấu tạo từ hợp kim nhôm, phun sơn tĩnh điện. Tuy nhiên mức giá khác nhau, chất liệu sẽ có phần khác nhau. Các loại lưới có giá cao hơn thường có chứa một hàm lượng nhất định các chất chống tia UV, chống lại mọi tác động của nắng, mưa, khí hậu.
Chọn theo kích thước:
Hiện nay, mỗi loại dây cáp sẽ có kích thước khác nhau để bạn lựa chon, thông thường sẽ có các kích thước sau: 2 mm, 2.5 mm và 3.5 mm. Lưu ý khi chọn lưới, bạn nên xem xét độ dày mỏng của tường, tránh tình trạng lưới quá khổ so với tường, lưới sẽ dễ bị bục khi lắp đặt.
Chọn theo thương hiệu
Nên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng, đảm bảo về chất lượng và tránh khỏi tình trạng hàng giả, hàng nhái. Nên lựa chọn những thương hiệu lâu năm, có đầy đủ giấy tờ và thông tin công khai, rõ ràng.
Hướng dẫn lắp đặt lưới an toàn cho ban công
Các nguyên vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị
Đầu tiên bạn cần xác định vị trí cần lắp đặt, tiến hành đo đạc để chọn mua các vật liệu lắp đặt với kích thước phù hợp. Sau đó hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyện liệu và dụng cụ như sau:
- Sợi thép cáp bọc nhựa (Loại 2,5mm nếu lắp ở cầu thang và loại 3mm nếu lắp ở các vị trí khác).
- Ốc vít cố định
- Thanh nhôm định hình
- Vòng đệm nhựa
- Các loại máy móc như máy khoan, máy bắn vít, búa, tê, kìm, tuốc nơ vít, thang chữ A điều chỉnh được độ cao, dây an toàn…
Cách lắp đặt lưới an toàn ban công
- Bước 1: Tiến hành lắp thanh nhôm định hình
Bạn cần căn cứ vào độ chắc chắn của bề mặt lắp thanh nhôm định hình để sử dụng thiết bị cố định phù hợp. Nếu như điểm cố định là trần bê tông hãy dùng vít nở sắt, nếu điểm cố định là tường hãy dùng vít nở nhựa hoặc vít nở sắt với kích thước phù hợp. Nếu điểm cố định là sắt bạn hãy dùng vít tự khoan.
Trên các thanh nhôm định hình đã có thiết kế sẵn các lỗ để bắt vít với khoảng cách từ 10 đến 20 cm bạn cần cố định các ốc vít xen kẽ nhau và điểm bắt đầu của dây là 1 ốc độc lập bên phải hoặc trái.
- Bước 2: Tiến hành căng sợi cáp
Tiến hành đi dây cáp bằng cách cố định 1 đầu dầy ở phía bên trái sau đó luồn dây qua 2 ốc vít gần nhất rồi luồn lên và xuống cho đến hết. Tiếp theo bạn căng từng sợi cáp inox bằng cách cố định 1 đầu dây rồi xiết vít, cứ tiếp tục kéo căng sợi cáp rồi xiết ốc vít đến khi hết các con ốc.
Khi tiến hành căng cáp bạn hãy nhớ chỉ dùng lực kéo vừa phải không nên kéo lực quá lớn dễ khiến các con ốc bị bật văng ra. Khi căng xong sợi cáp cuối cùng bạn hãy khóa hết các ốc xiết lại và cắt cáp thừa.
- Bước 3: Lắp ốp che lưới
Cuối cùng bạn chỉ việc lắp thanh ốp che lại để đảm bảo tính thẩm mỹ của lưới sau khi lắp đặt. Kiểm tra một lần nữa tất cả các chi tiết để khắc phục lỗi nếu có là bạn đã hoàn thành việc tự làm lưới an toàn.