[Báo giá] LƯỚI AN TOÀN BAN CÔNG INOX TRẦN SUS 304

Lắp đặt lưới an toàn là biện pháp giúp giảm thiểu các vụ tai nạn của các bé tại các khu vực như ban công cầu thang, cửa sổ của các toà nhà chung cư cao tầng hay nhà riêng, trường học. Hiện nay, lưới an toàn được lắp phổ biến nhất có 2 chất liệu là lưới cáp bọc nhựa và lưới inox trần sus 304. Trong đó, lưới cáp bọc nhựa có lõi bằng inox và được bọc lớp bỏ nhựa PE bên ngoài với chi phí khá rẻ. Lưới an toàn ban công inox trần SUS 304 có đặc điểm thế nào? Báo giá lắp đặt bao nhiêu? cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Lắp đặt lưới an toàn inox trần sus 304
Lắp đặt lưới an toàn inox trần sus 304

Đặc điểm cấu tạo lưới an toàn ban công inox trần sus 304

Sở dĩ gọi là lưới inox trần vì nó là loại lưới không bọc nhựa mà nhiều khách hàng đang nhầm lẫn với tên gọi chung chung trên thị trường là lưới an toàn inox 304. Chúng ta nên tìm hiểu và phân biệt rõ ràng 2 loại này vì đặc điểm kỹ thuật của chúng khác nhau, độ bền khác nhau.

Lưới an toàn inox trần được làm từ các sợi cáp inox xoắn bền chặt với nhau và có độ dày 3mm- 3,5mm. Nó có độ bền và tuổi thọ cao , khả năng chịu lực lớn. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, khả năng chống ăn mòn, chống oxy cao. Các sợi cáp khi lắp đặt cũng được kéo căng trên các thanh nẹp nhôm định hình chuyên dụng với khoảng cách mỗi sợi lưới là 5cm đảm bảo trẻ nhỏ không thể kéo dãn hay chui đầu qua được.

Xem thêm: lưới an toàn cửa sổ

Chất liệu lưới an toàn inox trần 304
Chất liệu lưới an toàn inox trần 304
Lắp đặt lưới an toàn inox 304 không bọc nhựa
Lắp đặt lưới an toàn inox 304 không bọc nhựa

Phân biệt lưới an toàn inox trần sus 304 và lưới an toàn inox bọc nhựa.

Đây là 2 loại lưới được sử dụng để lắp lưới an toàn bảo vệ ban công, cầu thang, cửa sổ hiện nay. Cả 2 loại đều có tác dụng như nhau trong việc bảo vệ an toàn hành lang ban công.

Lưới cáp inox trần do không bọc nhựa nên có độ dày lớn hơn so với loại cáp bọc nhựa, khi lắp đặt sẽ có độ chắc chắn, lực kéo và an toàn cao hơn. Với khí hậu thời tiết nhiệt đới của nước ta, loại cáp inox không bị ảnh hưởng đến độ bền cũng như không bị han gỉ bởi tác động của môi trường.

Lưới cáp inox bọc nhựa có lõi bên trong bằng cáp inox, bên ngoài bọc vỏ nhựa nên có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh độ dày vì bên ngoài được bọc 1 lớp vỏ nhựa, phần inox chỉ có bên trong phần ruột sợi cáp nên sẽ mỏng hơn loại cáp trần .

Ngoài ra, cáp bọc nhựa dùng sau một thời gian có thể bị vỡ lớp vỏ nhựa bọc bên ngoài, do đó loại này có chi phí rẻ hơn loại cáp inox trần.

Vì vậy tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng cũng mà mỗi khách hàng sẽ có những lựa chọn lắp đặt loại lưới phù hợp với gia đình.

Lưới an toàn inox bọc nhựa:

Có lõi bằng cáp inox và bọc vỏ nhựa bên ngoài nên tính thẩm mỹ cao. Lưới có 2 độ dày là 2,5mm và 3mm.

Lưới cáp inox bọc nhựa
Lưới cáp inox bọc nhựa

Lưới an toàn cáp inox trần sus 304

Các loại lưới an toàn
Các loại lưới an toàn
Lưới an toàn inox 304 không bọc nhựa
Lưới an toàn inox 304 không bọc nhựa

Tại sao ban công nên lắp đặt loại lưới an toàn inox trần 304?

Có thể nói ban công là một thành phần rất quan trọng của ngôi nhà. Đây là nơi phơi phóng quần áo, nơi chăm sóc những chậu hoa cây cảnh yêu thích, là nơi để gia đình vui chơi hóng mát. Do đó việc lắp đặt lưới an toàn là vô cùng cần thiết để tránh những tai nạn không mong muốn.

Bên cạnh đó ban công cũng là nơi chịu nhiều tác động nhất của các yếu tố thời tiết như nắng, mưa hắt trực tiếp vào. Vì vậy, việc lắp đặt lưới an toàn ở ban công nên sử dụng lưới inox trần sus 304 để có độ bền và tuổi thọ cao nhất. Đối với các gia đình xác định lắp đặt lâu dài, thì việc lắp đặt lưới inox trần sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí không hề nhỏ. Bởi nó có độ bền trên 10 năm, so với loại cáp bọc nhựa thì nếu bị vỡ lớp vỏ nhựa sẽ gây mất thẩm mỹ và có thể bạn sẽ mất thêm khoản phí nữa để thay mới.

Xem thêm: lưới bảo vệ hòa phát

Lắp đặt lưới an toàn ban công inox trần sus 304
Lắp đặt lưới an toàn ban công inox trần sus 304

Báo giá lắp đặt lưới an toàn ban công inox trần sus 304

Lưới an toàn ban công inox trần được tính theo diện tích m2 lắp đặt, với diện tích lắp đặt càng nhiều thì chi phí càng rẻ.

Với diện tích lắp đặt dưới 5m2: 320.000đ/m2

Với diện tích lắp đặt từ 5-10m2: 300.000đ/m2

Với diện tích lắp đặt trên 10m2: 280.000đ/m2

  • Chi phí này đã bao gồm công lắp đặt, bảo hành 5 năm
  • Với ban công có chiều cao trên 1,5m tặng miễn phí 1 đường kẹp chì ngang

Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline : 0523 78 2222 – 0979 680 195

TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24– KHÔNG NGẠI XA

CƠ SỞ 1 HN: Số 299 Nguyễn Xiển- Thanh Xuân- Hà Nội

CƠ SỞ 2 HN: 146 Mễ Trì Thượng – Từ Liêm

CƠ SỞ 1 HCM: 20 – Đường 2 – Trường Thọ – Thủ Đức

CƠ SỞ 2 TPHCM: 458/26 – Huỳnh Tấn Phát – HCM

CƠ SỞ  TP Hải Phòng : 85 Nguyễn Bỉnh Khiêm – Hải Phòng

CƠ SỞ TP Thanh Hóa: 3B Ngọc Lan- Ngọc Trạo- TP Thanh Hóa

 

Hướng dẫn cách tự lắp đặt lưới an toàn tại nhà

  1. Dụng cụ chuẩn bị:

Máy khoan bê tông, máy bắn vít, máy cắt tay, vít nở, thang nhôm, dây đai an toàn, lưới an toàn, thanh nẹp nhôm

2. Các bước tiến hành:

Bước 1: Tiến hành đo kích thước ban công và cắt thanh nẹp nhôm theo kích thước cần lắp đặt, sau đó tiến hành khoan bê tông và gia cố thanh nhôm bằng vít nở sắt loại 6mm

Bước 2: Nguyên tắc cắt thanh nhôm định hình theo nguyên tắc ngược nhau về mắt ( thanh nhôm đã dập sẵn vít nở sắt có vòng nhựa màu đen) nếu để mắt lẻ bên trên thì bên dưới 2 mắt liền nhau phải là chẵn và ngược lại nếu bên trên là mắt đôi thì bên dưới là mắt đơn.

Bước 3: Tiến hành đi dây cáp qua các bu lông: Trước hết bạn phải cố định một đầu dây phía bên trái. Sau đó bạn luồn dây qua các ốc vít nằm gần nhau. Cứ như vậy tiếp tục đi lên xuống cho tới khi hết số lượng ốc vít tương ứng với diện tích phần lắp đặt.

Bước 4: Kiểm tra độ căng của dây cáp: Bạn phải tiến hành căng từng dây cáp, trước hết phải cố định một đầu dây sau đó cố định đầu còn lại bằng 3 con vít. Chú ý khi căng ốc thứ 3 đến thứ 4 bạn chỉ nên dùng lực vừa đủ và từ từ. Bởi nếu dùng lực quá mạnh, thanh định hình có thể bị bật ra tại các điểm cố định,

Bước tiếp theo là xoáy ốc 2 và 3 ở bên dưới, đồng thời phải nới ốc số 4 ra. Tiếp tục siết 2 con ốc số 8 tính từ con ốc vừa siết chặt lại. Tiếp theo, siết ốc số 4 và 5 rồi sau đó nới ốc số 8 ra. Cứ như vậy, bạn tiến hành tương tự cho đến khi siết hết toàn bộ ốc

Bước 5: Lắp thanh ốp che bên ngoài: Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện công việc lắp đặt lưới an toàn ban công tại nhà. Bạn tiến hành lắp thanh ốp che bên ngoài vào các điểm tiếp nối giữa dây cáp ngang và dây cáp dọc..

Một lưu ý nữa là khi lắp lưới an toàn ban công, nếu ban công có chiều cao trên 1,5m thì bạn nên làm 1 đường kẹp ngang và sử dụng kẹp chì để cố định sợi cáp, giữ sợi cáp có độ chắc chắn cao nhất.

Khi mới nhìn bạn có thể thấy phức tạp nhưng khi tiến hành lắp đặt cũng khá đơn giản. Thời gian lắp đặt nhanh chóng với khoảng 1 tiếng đồng hồ cho 4-5m2 lưới.