Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của xã hội như hiện nay nhu cầu sinh sống tại các chung cư, nhà cao tầng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt lợi thì cũng còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm xung quanh. Đặc biệt là với những hộ gia đình có trẻ nhỏ và người lớn tuổi thì việc sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn là rất cần thiết. Một sản phẩm được ra đời nhằm khắc phục vấn đề trên một cách tối ưu nhất đó chính là lưới an toàn ban công hay còn gọi là lưới an toàn chung cư. Vậy lưới an toàn chung cư có cấu tạo và tác dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có thể hiểu hơn về loại lưới này nhé!
Lưới an toàn ban công dành cho chung cư đang ngày càng rất phổ biến trên thị trường, dành cho mọi nhà cao tầng, chung cư trường học,.. bởi nó mang lại sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao cho ngoii nhà của bạn. Dichvutannha là đơn vị chuyên thi công lắp đặt lưới an toàn ban công chất lượng cao, với chi phí cạnh tranh nhất trên thị trường.
1. Loại lưới an toàn cho ban công được làm từ cáp inox 2,5mm có giá: 220.000/m2. Trọn bộ dưới 6m2 có giá: 1.300.000Đ
2. Loại lưới an toàn cho ban công được làm từ cáp inox 3mm có giá: 250.000/m2. Trọn bộ dưới 6m2 có giá: 1.500.000Đ
Chi phí lắp đặt từng không gian và mỗi công trình khác sẽ có một mức chi phí thi công lắp đặt khác nhau. Theo đó diện tích càng lớn thì chi phí sẽ càng thấp, tỉ lệ chiết khấu sẽ cao hơn. Để lắp đặt lưới an toàn chung cư giá rẻ vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số : 0979.680.195
Cấu tạo của lưới an toàn chung cư
Cấu tạo của lưới an toàn ban công thường gồm 2 bộ phận chính đó là hệ thống dây cáp và các thanh nhôm
Hệ thống dây cáp
Lưới an toàn ban công được cấu tạo bởi hệ thống dây cáp inox bọc nhựa cao cấp có khả năng chống lại những tác động khắc nghiệt của thời tiết như nắng mưa. Đồng thời cũng có thể chịu lực rất tốt (lên tới 30 -50kg), độ bền cao từ 5 – 7 năm bảo đảm cho người sử dụng được kéo dài.
Thanh nhôm định hình
Thanh nhôm định hình cấu tạo từ hộp kim nhôm, được phun lớp sơn tĩnh điện, có độ cứng lớn, đảm bảo chắc chắn không bị cong vênh trong thời gian sử dụng. Thanh nhôm được kết cấu tháo rời nên rất dễ dàng để thay thế và sửa chữa. Trên thanh nhôm được gắn các Bulong, các sợi dây cáp đi qua các bulong này sẽ được siết chặt lại tại đây.
Ưu điểm của lưới bảo vệ ban công chung cư
Việc lắp đặt lưới bảo vệ ban công đã và đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Bởi nó có các ưu điểm nổi bật như:
- Đảm bảo sự an toàn, tránh nguy cơ tiềm ẩn về độ cao cho người và vật nuôi, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ
- Độ bền cao, không gỉ, chịu được tác động của thời tiết khắc nghiệt
- Khi xảy ra hỏa hoạn có thể dễ dàng tháo chạy khỏi khu vực nguy hiểm
- Lưới an toàn có khả năng chống trộm hiệu quả khi được lắp và kết nối với hệ thống báo trộm
- Có tuổi thọ cao lên tới 8 – 10 năm. Tiết kiệm chi phí sửa chữa không cần thiết.
Lưới an toàn ban công loại nào tốt?
Lưới an toàn ban công loại nào tốt? đây có lẽ cũng là bài toán khiến không ít người đăng băn khoăn. Hiện nay trên thị trường có 2 loại lưới phổ biến đó là loại lưới dày 2.5mm và loại dày 3mm với bộ bền khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo độ bền tốt nhất thì có lẽ loại lưới dày 3mm. Loại lưới này có khả năng chịu lực lên đến 90kg và đang được nhiều khách hàng lựa chọn
Lưới an toàn cho ban công chung cư phù hợp với không gian nào ?
Lưới an toàn ban công thường được thi công – lắp đặt tại các công trình như:
- Căn hộ chung cư
- Nhà cao tầng
- Nhà trẻ, trường học…
- Villa, biệt thự, căn hộ cao cấp.
- Cơ quan, doanh nghiệp, tòa nhà…
- Ban công, cửa sổ, hành lang, chuồn
Cách thi công lưới bảo vệ ban công chuyên nghiệp, đúng kỹ thuật
Dưới đây là các bước thi công lắp đặt lưới an toàn chung cư của dichvutannha mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Cố định các thanh nhôm định hình vào tường
Để cố định thanh nhôm 1 cách chắc chắn thì trên những thnah nhôm đã được bắt vít sẵn. Khoảng cách giữa các vít lỗ là khoảng 5 – 10cm
Nếu điểm cố định được xác định là bê tông thì thường ta dùng vít nở sắt là cách tốt nhất. Còn nếu điểm cố định là tường thì ta còn phụ thuộc vào độ chắc chắn của tường mà lựa chọn loại vít nở sắt hay vít nở nhựa kích cỡ khác nhau cho phù hợp với khả năng chịu lực. Nếu điểm cố định là sắt hoặc Inox thì lúc này ta dùng vít tự khoan.
- Bước 2: Căng cáp inox
Trước tiên, cố định 1 đầu dây bên trái trước. Tiếp đó luồn dây đi qua 2 ốc vít nằm cạnh nhau rồi tiếp tục đi lên, đi xuống cho đến khi đi hết qua các ốc vít.
- Bước 3: Căng từng sợi cáp inox
Ở bước này ta sẽ căng từng sợi dây cáp một, việc đầu tiên cố định 1 đầu dây cần căng, rồi cố định 1 đầu bằng cách siết chặt 3 con vít. Kéo căng sợi cáp từ con ốc thứ 3 đến thứ 4, lưu ý sử dụng lực vừa đủ vì nếu quá tay khi dồn đến nhiều sợi sẽ tạo thành lực rất lớn kéo 2 thanh định vị lại và những con ốc cố định trên thanh nhôm sẽ rất dễ bị tung ra. Tiếp đến xoáy ốc số 2 và 3 bên dưới, đồng thời mở con ốc thứ 4 ra.
Lần thứ 2 ta siết con ốc, tính từ con ốc vừa siết chặt đến con ốc thứ 8 tính từ nó. Sau đó ta lại dùng tay kéo ngang tương tự như những bước ở trên siết chặt con ốc thứ 4 và thứ 5 lại, sau đó mở con ốc số 8 ra. Tiếp tục ta căng cáp cho đến khi hết, sau khi căng sợi cáp cuối cùng bạn cần khóa chết ốc lại. Sau đó khóa toàn bộ ốc bên trên lại rồi cắt cáp thừa đi.
- Bước 4: Lắp thanh ốp che vào lưới.
Việc cuối cùng để hoàn thành việc lắp đặt lưới an toàn ban công đó là lắp các ốp thanh ốp che vào các đầu giao giữa cáp ngang và cáp dọc và hoàn thành việc tự lắp đặt
Việc lắp đặt này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho loại lưới này.
Tiến hành lắp đặt lưới ban công cũng được xem như khá đơn giản, thông thường với diện tích lắp đặt khoảng 4m2-5m2 thời gian để hoàn thiện việc lắp đặt khoảng 1h đồng hồ.
Lưới bảo vệ ban công có thể lắp đặt cho mọi không gian có diện tích chật hẹp, ngoài ra lưới này còn có thể bảo vệ cửa sổ, giếng trời.
Có nên tự lắp đặt lưới an toàn ban công?
Việc tự lắp đặt lưới an toàn ban công hoàn toàn không khó như các bạn nghĩ nhưng cũng đòi hỏi những người thợ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm mới có thể hoàn thiện được 1 hệ lưới an toàn ban công hoàn hảo với độ căng phù hợp, đảm bảo độ an toàn và tính thẩm mỹ. Nếu không làm đúng kỹ thuật có thể phải gặp những trường hợp dưới đây:
- Sử dụng máy khoan không thành thạo dễ khiến cho tường bê tông bị rạn nứt
- Trong quá trình căng cáp nếu căng không đủ lực sẽ dẫn tới hiện tượng dây cáp bị trùng.
- Nếu trường hợp tường nhà bạn đã được xây dựng lâu, yếu thì bạn cần gia cố khi lắp đặt lưới an toàn trước nếu không sẽ khó khi căng cáp. Tùy vào chất tường mà có cách gia cố khác nhau, bước này cần phải có kinh nghiệm mới có thể xử lý được.
- Khi lắp đặt lưới bạn phải trèo ngoài ban công nếu không có đủ những thiết bị bảo hộ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể bị té ngã rất nguy hiểm.
Nếu bạn quá bận rộn không có nhiều thời gian hoặc chưa đủ kinh nghiệm để tự lắp đặt lưới bảo vệ ban công, bạn có thể thuê dịch vụ trọn gói vì hiện nay hầu hết các đơn vị cung cấp đều lắp đặt miễn phí giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí. Dichvutannha với đội ngũ kỹ thuật viên giày dặn kinh nghiệm sẽ có mặt ngay để lặp đặt lưới an toàn cho gia đình bạn.