Cách tính chi phí lắp đặt Lưới an toàn ban công

Lưới an toàn ban công là một giải pháp hiệu quả và thẩm mỹ để bảo vệ sự an toàn cho gia đình bạn, đặc biệt là những nhà có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng mà nhiều người quan tâm là chi phí lắp đặt lưới an toàn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt và cách tính toán một cách chính xác nhất.

Chi phí lắp đặt Lưới an toàn ban công
Chi phí lắp đặt Lưới an toàn ban công

Cấu tạo của Lưới an toàn ban công

Lưới bảo vệ an toàn ban công có cấu tạo rất đơn giản được tạo thành từ các phụ kiện lưới chuyên dụng gồm: Lưới an toàn, thanh nẹp nhôm định hình và khóa cáp lưới ( Kẹp chì). Trong đó:

  • Lưới an toàn: là bộ phận chính để tạo nên tấm lá chắn bảo vệ cho ban công. Lưới an toàn Hòa Phát gồm có 2 loại là lưới inox bọc nhựalưới inox trần sus 304. Các sợi cáp an toàn được làm từ lõi inox xoắn chặt với nhau, bọc nhựa HDPE bên ngoài nên rất thân thiện với môi trường. Cáp inox bọc nhựa này còn có tác dụng làm giảm tính sát thương về con số 0. Đảm bảo khi không may va chạm với lưới an toàn bạn hoàn toàn yên tâm vì sẽ không bị trầy xước. Sợi lưới này có 2 loại là lưới dày 2,5mm và 3mm. Tuy nhiên, mỗi sợi lưới có thể chịu lực lên đến 95kg/sợi, khoảng cách mỗi sợi lưới là 5cm đảm bảo trẻ nhỏ không thể chui lọt đầu qua được.
Lưới an toàn ban công inox bọc nhựa và inox trần sus 304
Lưới an toàn ban công inox bọc nhựa và inox trần sus 304
  • Thanh nẹp nhôm định hình: Có cấu trúc tạo chữ L, một mặt khoét lỗ để bắt ốc vít khi thi công, một mặt khoét lỗ đốt sắt có vòng nhựa đen gọi là bu lông có khoảng cách đều nhau 5cm/ bulong. Thanh nẹp được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, chuyên dụng, bề mặt phủ một lớp sơn tĩnh điện chống han gỉ, chắc chắn thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh lau chùi.
Thanh nẹp nhôm Lưới an toàn ban công
Thanh nẹp nhôm Lưới an toàn ban công

 

Khung lưới an toàn ban công trường học
Khung lưới an toàn ban công
  • Kẹp chì Lưới an toàn: Kẹp chì lưới an toàn được làm bằng chất liệu inox 304 được thiết kế hình chữ thập, có độ bền và chịu tải cao, có tác dụng giúp bộ lưới  luôn được căng và chống trẻ nhỏ banh, chui ra ngoài. Việc kẹp chì giúp làm căng các khoảng cách lưới – giúp dây an toàn chắc chắn không bị võng quá nhiều – an toàn hơn chất lượng hơn.
Khóa cáp kẹp chì lưới an toàn
Khóa cáp kẹp chì lưới an toàn

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt Lưới an toàn ban công

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến chi phí lắp đặt lưới an toàn ban công, bao gồm:

a. Diện Tích Ban Công

Diện tích ban công là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí. Chi phí thường được tính dựa trên mét vuông (m²). Diện tích càng lớn, lượng lưới cần sử dụng càng nhiều và do đó giá lắp đặt càng rẻ

b. Loại Lưới An Toàn

Có nhiều loại lưới an toàn khác nhau trên thị trường, từ lưới inox trần sus 304, lưới inox bọc nhựa nhựa đến lưới cáp thép. Mỗi loại lưới sẽ có mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu và độ bền. Lưới inox và lưới  inox bọc nhựa thường có giá cao hơn lưới thép bọc nhựa.

c. Phụ Kiện và Vật Liệu Đi Kèm

Các phụ kiện như khung đỡ, móc treo, ốc vít và các vật liệu hỗ trợ khác cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí. Các loại phụ kiện cao cấp hoặc chất liệu đặc biệt sẽ có chi phí cao hơn.

d. Các Chi Phí Phát Sinh Khác

Ngoài ra, còn có thể có các chi phí phát sinh khác như chi phí vận chuyển, phí bảo hành, bảo trì, và các dịch vụ hậu mãi, chi phí nhân công

Cách tính chi phí lắp đặt Lưới an toàn ban công

Báo giá Dịch vụ lắp đặt Lưới an toàn ban công

Chi phí lắp đặt Lưới chắn an toàn ban công được tính theo diện tích m2 và Loại Lưới lắp đặt:

Chi phí lắp đặt lưới ban công được tính theo diện tích m2 ( diện tích = dài x cao)

 

Sản phẩm Dưới 5 m2 Trên 5m2 Trên 10m2
Lưới 2,5mm 190.000đ/m2 170.000đ/ m2 150.000đ/m2
Lưới 3mm 200.000đ/m2 180.000đ/m2 160.000đ/m2

 

Lưu ý:

  • Báo giá này đã bao gồm công lắp đặt
  • Bảo hành 5 năm 

Báo giá lưới an toàn ban công inox trần SUS 304 

  1. Dưới 5m2: 300.000đ/m2 
  2. Trên 5m2: 280.000đ/m2 
  3. Trên 10m2: 260.000đ/m2

Như vậy nếu bạn thuê một đơn vị Dịch vụ lắp đặt  đến lắp tại nhà thì chi phí lắp đặt lưới an toàn ban công được tính đơn giản = diện tích x đơn giá loại lưới theo bảng giá trên

Ví dụ: Ban công nhà ban có chiều ngang 3m, chiều cao 2m thì diện tích của ban công là 3 x 2 = 6m2

=> Nếu lắp lưới inox bọc nhựa 3mm thì chi phí = 180.000đ x 6 = 1.080.000đ

=> Nếu lắp lưới inox trần sus 304 thì chi phí = 280.000đ x 6= 1.680.000đ

Cách tính vật tư phụ kiện Lưới an toàn ban công mua về tự lắp chính xác nhất

Ngoài phương án thuê thợ chuyên nghiệp về lắp tại nhà bạn hoàn toàn có thể tự mua vật tư về lắp cho gia đình với chi phí rất rẻ.

Giá phụ kiện lưới an toàn mua về tự lắp được tính như sau:

  • Lưới an toàn inox bọc nhựa: 120.000đ/cân ( 1 cân lắp được khoảng 3m2)
  • Thanh nẹp nhôm: 120.000đ/ cây ( 1 thanh nẹp dài 3m)
  • Kẹp chì: 1.500đ/cái kẹp chì

Vẫn ví dụ trên, Ban công nhà ban có chiều ngang 3m, chiều cao 2m thì diện tích của ban công là 3 x 2 = 6m2

=> Phụ kiện cần lắp đặt gồm: 2,2 cân lưới ( vì còn lắp kẹp chì) , 2 cây nẹp ( nẹp gắn đầu trên và đầu dưới của ban công) và 60 kẹp chì

=> chi phí vật tư lưới inox bọc nhựa cần mua về là:

  • Lưới an toàn = 2,2 x 120.000đ = 264.000đ
  • Thanh nẹp = 2 x 120.000đ = 240.000đ
  • Kẹp chì = 60 x 1.500đ = 90.000đ
  • Ốc vít nở, phụ kiện khác = 50.000đ
  • Tổng chi phí = 264.000đ + 240.000đ + 90.000đ + 50.000đ= 644.000đ

Như vậy từ những ví dụ cụ thể trên bạn có thể so sánh và tính toán được chi phí khi thuê thợ chuyên nghiệp về lắp và chi phí mua vật tư về tự lắp đặt tại nhà cho gia đình. Bạn có thể so sánh và đưa ra lựa chọn thông thái nhất cho gia đình để tiết kiệm tối ưu chi phí.

Hướng dẫn cách lắp đặt Lưới an toàn ban công nhanh chóng tại nhà

Các vật dụng cần chuẩn bị để lắp lưới an toàn

 Bên cạnh việc chuẩn bị mặt bằng thì bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng hỗ trợ để quá trình lắp đặt diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Dưới đây là một số vật dụng cần chuẩn bị: – – –

  • Thang chữ A
  •  Thước đo 
  • Keo silicon 
  • Các loại cờ lê, vít nở sắt, vít nở nhựa, vít tự khoan 
  • Máy khoan Kìm cắt sắt… 

Các bước lắp đặt lưới an toàn  đúng kỹ thuật 

  • Bước 1: Cố định thanh nẹp lưới

Trên các thanh nẹp đã có các lỗ bắt vít nên bạn hãy dùng vít cố định vào bề mặt lắp đặt. Nếu như bề mặt là bê tông thì hãy dùng vít nở sắt. bề mặt là sắt, inox thì hãy dùng vít tự khoan.

  • Bước 2: Căng cáp , Kẹp chì

Bạn cố định một đầu ở phí bên trái sau đó luồn dây qua các ốc vít ngang nhau rồi đi lên xuống đến khi hết. Tiếp đến bạn hãy văng từng sợi cáp bằng cách cố định 1 dây đầu cần căng rồi cố định tiếp 1 đầu và siết 3 vít. Kéo tiếp cáp đến các con ốc còn lại tiếp tục căng và siết. Hãy nhớ để ý độ căng của sợi cáp trong quá trình lắp đặt và điều chỉnh cho phù hợp. 

Sau khi kéo căng lưới thì để Lưới thêm chắc chắn chúng ta cần lắp thêm các đường kẹp chì ngang để sợi lưới không thể bị vạch ra được.  Bạn cần lưu ý Kẹp chì chữ thập gồm 2 loại 2,5mm hoặc 3mm  tương ứng với dây cáp 2,5mm hoặc 3mm để có thể lựa chọn loại phù hợp trong quá trình lắp đặt.

Với những phụ kiện miếng chì sẵn có chỉ cần với kìm bấm chúng ta có thể dễ dàng kẹp chì 4 vị trí xung quanh điểm giao của 2 dây an toàn.

Kẹp chì lưới an toàn ban công
Kẹp chì lưới an toàn ban công

 

Kẹp chì lưới an toàn giúp gia tăng độ an toàn của sợi lưới
Kẹp chì lưới an toàn giúp gia tăng độ an toàn của sợi lưới
  • Bước 3: Lắp thanh ốp che

Sau khi đã căng lưới xong thì hãy lắp thanh ốp che vào để đảm bảo tính thẩm mỹ.

 Như vậy chỉ với 3 bước đơn giản trên là bạn đã có thể lắp lưới an toàn thành công. Tuy nhiên  bạn hãy lưu ý các bước lắp đặt khá đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và kinh nghiệm lắp đặt để lưới có bề mặt căng, đẹp và độ đàn hồi tốt khi sử dụng.